Tìm hiểu và đánh giá về sách tâm lý học đám đông

Nhắc đến sách tâm lý học thì chắc hẳn chúng ta khó có thể bỏ qua sách tâm lý học đám đông. Cuốn sách này đã thu hút được rất nhiều độc giả. Điều gì khiến nó có sức hút tới vậy? Cùng sachhoctro review nhé!

Đánh giá về sách tâm lý học đám đông

Gustave Le Bon (1841 – 1931) là nhà tâm lí học xã hội nổi tiếng người Pháp với lí thuyết về đám đông. Trong xã hội Pháp đương thời, ông đã viết nhiều lĩnh vực có ảnh hưởng lớn.
Le Bon tập trung nghiên cứu về tính cách và tinh thần của các dân tộc, những ưu thế và quá trình phát triển của các chủng tộc. Ông đặt lên hàng đầu khái niệm vô thức tập thể mà chính Freud đã thừa nhận vai trò của nó đối với các nghiên cứu về phân tâm học của mình. Le Bon cho rằng con người được xác định bởi những nhân tố sinh học và tâm lí học. Chủng tộc cũng núp bóng trong mỗi cá nhân cấu thành một dân tộc; nó chi phối mọi hành động, mọi ham muốn, mọi xung năng của anh ta, nó tạo nên vô thức tập thể của anh ta.

Gustave Le Bon là tác giả của cuốn sách
Gustave Le Bon là tác giả của cuốn sách

Xem ngay : Sách tâm lý phụ nữ để hiểu hơn về phụ nữ.

Trong khi đó, thời đại của Le Bon đã chứng kiến bản chất di truyền của chủng tộc bị lung lay với sự lớn mạnh của đám đông và những bất ổn về chính trị, xã hội. Ông đã trải nghiệm qua Công xã Paris năm 1871 và nghiên cứu rất kỹ về cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 và 1848. Tất cả những điều này đã hình thành trong ông một tư tưởng đám đông. Và cuốn sách Tâm lý học đám đông đã thể hiện rõ nét nhất được điều này.

Theo Le Bon, những đám đông luôn bị vô thức tác động, họ xử sự như người nguyên thuỷ, người dã man, không có khả năng suy nghĩ, suy luận, mà chỉ cảm nhận bằng hình ảnh, bằng sự liên kết các ý tưởng; họ không kiên định, thất thường, và đi từ trạng thái nhiệt tình cuồng loạn nhất đến ngây dại ngớ ngẩn nhất.

Ông được coi là người đặt nền móng cho chủ nghĩa quốc gia hiện đại. Thế nhưng đến bây giờ lí thuyết Le Bon ấy của ông vẫn nhận được không ít lời chỉ trích. Trong lí thuyết của ông thể hiện rất rõ về nỗi lo của nạn bạo lực, sự hoành hành, chứng khủng bố của những đám đông.  Những nguy cơ bạo lực và sự vô lý của đảm đông dường như ông đang phóng đại quá lên. Tuy vậy, cuốn sách này thực sự là tác phẩm quan trọng và có ảnh hưởng lớn tới tư tưởng thời đại của Le Bon nói chung cũng như tâm lí học hiện đại nói riêng.

Cuốn sách đã thu hút được rất nhiều độc giả
Cuốn sách đã thu hút được rất nhiều độc giả

Trong khi đọc cuốn sách này, xin độc giả lưu ý rằng cụm từ chủ nghĩa xã hội (socialisme) mà Le Bon nhắc đến ở đây có hàm ý là chủ nghĩa xã hội không tưởng đã tồn tại từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX ở Tây Âu, chứ không đồng nghĩa với khái niệm chủ nghĩa xã hội khoa học của Marx và Engels mà Lenin đã vận dụng để xây dựng nên Liên bang Xô viết và trở thành nền tảng tư tưởng của phe xã hội chủ nghĩa được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Quyển sách Tâm lý học đám đông thực sự đã trở thành một cuốn sách được rất nhiều người ưa thích và tìm đọc. Bạn hãy thử tìm kiếm và đọc một lần để có được những cảm nhận cho riêng mình nhé!

Rate this post