Trong những tháng đầu đời, trẻ sơ sinh thường có hiện tượng rướn mình. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số mẹo dân gian chữa rướn ở trẻ sơ sinh.
Nội dung tóm tắt
Rướn ở trẻ sơ sinh là gì?
Rướn là hành động mà bé co sau đó giãn cơ thể hết mức, từ chân duỗi đến tay dơ lên cao và lưng ưỡn ra sau. Trẻ sơ sinh thường rướn mình sau khi sinh được vài tuần đến 2 tháng tuổi. Biểu hiện này có thể do sinh lý bé chưa quen môi trường ngoài bụng mẹ, nhưng cũng có thể do bệnh lý.
Nếu con đói, tè ướt hay muốn đi ngoài, môi trường ồn ào, trẻ rướn được xem là do sinh lý. Bên cạnh đó, trẻ rướn mình do bệnh lý nếu thiếu canxi hoặc một số bệnh như trào ngược dạ dày hay khò khè khó thở…
Bật mí một số mẹo dân gian chữa rướn ở trẻ sơ sinh
Xem thêm: Mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà
Nguyên nhân của hiện tượng rướn ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân gây tình trạng rướn mình ở trẻ sơ sinh có một vài yếu tố được đưa ra các mẹ có thể cân nhắc:
– Khi mới sinh, trẻ vẫn chưa quen với môi trường bên ngoài. Trong bụng mẹ, trẻ có cảm giác luôn được ôm ấp và ấm áp. Do đó, khi ra bên ngoài, không gian rộng lớn hơn nên trẻ khua chân tay không kiểm soát. Mẹ có thể nhận thấy hiện tượng này nhiều nhất trong tháng đầu tiên sau khi sinh.
– Cơ thể bé đang bị thiếu các dưỡng chất thiết yếu như kẽm, canxi, magie… khiến trẻ có xu hướng bứt rứt, khó chịu trong người. Vì vậy, bé thường xuyên cựa quậy, khó ngủ và ngủ không sâu giấc.
– Nơi ngủ của trẻ không được thông thoáng, quá sáng hoặc quá ồn cũng có khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng. Bé không chỉ thường xuyên vặn mình mà còn có thể bị giật mình khi ngủ.
Một số mẹo dân gian chữa rướn ở trẻ sơ sinh
Trong những tháng đầu đời, trẻ sơ sinh ngủ hay rướn người, vặn mình và giật mình là một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường. Hiện tượng này chỉ xảy ra trong vài giây rồi hết ngay lập tức nên các bậc cha mẹ không nên lo lắng quá nhiều.Tuy nhiên, nếu hiện tượng rướn người và giật mình này diễn ra thường xuyên thì cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này cho trẻ. Dưới đây là một số mẹo dân gian chữa rướn ở trẻ sơ sinh mà bạn có thể áp dụng.
Tắm nắng cho trẻ mỗi ngày
Đôi khi, trẻ thường xuyên rướn mình, vặn mình là do cơ thể bé đang bị thiếu canxi. Do đó, mẹ cần cho trẻ tắm nắng vào mỗi buổi sáng sớm khoảng 30 phút – 1 giờ đồng hồ. Tắm nắng sẽ giúp cơ thể bé tăng cường khả năng hấp thu vitamin D và việc bổ sung canxi cũng dễ dàng.
Trẻ nên được tắm nắng trước 9h và sau 4h chiều là khoảng thời gian thích hợp nhất. Bởi lúc này nắng sẽ dễ chịu hơn, nhiệt độ không quá cao nên không gây hại cho cơ thể non nớt của trẻ sơ sinh.
Sử dụng lá trầu không
Một trong những mẹo dân gian chữa rướn ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả là sử dụng lá trầu không. Các bạn hãy hơ lá trầu qua lửa rồi đắp lên vùng da của bé vào mỗi buổi sáng, cách này giúp giữ ấm cho da trẻ tốt.
Bên cạnh đó, bạn có thể giã nát lá trầu rồi xát nhẹ vào da bé như vùng mông, trán, đùi, cánh tay. Cách này không chỉ có tác dụng kháng khuẩn và tăng sức đề kháng, mà còn giúp bé ngủ sâu giấc hơn. Từ đó, giảm thiểu tình trạng vặn mình khi đang ngủ.
Bật mí một số mẹo dân gian chữa rướn ở trẻ sơ sinh
Xem thêm: Mẹo dân gian chữa hóc xương cá bằng nguyên liệu có sẵn trong bếp nhà bạn
Thường xuyên massage cho trẻ
Mẹ thường xuyên massage và nặn tay chân cho trẻ sẽ giúp bé có cảm giác thoải mái, dễ chịu khi phải thường xuyên nằm một chỗ. Khi trẻ rướn mình, mẹ cũng có thể dùng tay nhẹ nhàng vỗ về hoặc bế bé lên. Khi đó, bé sẽ cảm nhận được sự ấm áp của mẹ nên không còn cảm giác sợ hãi và cơ thể thả lỏng hơn.
Có một số mẹ khi thấy trẻ vặn mình nhiều thường lo lắng và cuống quýt. Nhưng điều này là không nên, bởi trẻ có thể cảm nhận được sự bất an của mẹ và sẽ vặn mình nhiều hơn.
Lấy chăn gối quấn cho bé
Đây cũng có thể được xem là một mẹo dân gian chữa rướn ở trẻ sơ sinh mà cha mẹ nên thực hiện. Khi làm quen với môi trường ngoài bụng mẹ, trẻ sẽ cảm thấy chơi vơi nên dễ cọ quậy vặn mình nếu không được bao bọc xung quanh. Vì vậy, cha mẹ có thể lấy chăn gối vòng xung quanh để bé có cảm giác an toàn và yên tâm ngủ sâu giấc. Cách này sẽ giúp con bớt rướn và vặn mình trong lúc ngủ.
Bổ sung rau xanh, thực phẩm giàu canxi
Khi cơ thể thiếu canxi, trẻ hay bị mất ngủ và dễ vặn mình hơn. Chính vì vậy, việc bổ sung rau xanh hay thực phẩm giàu canxi là điều cần thiết trong chế độ ăn của trẻ sơ sinh.
Trong giai đoạn trẻ ăn dặm, mẹ hãy thêm rau xanh và các loại thức ăn giàu canxi như thịt, trứng, tôm, cua, cá hồi vào chế độ dinh dưỡng của bé. Những loại thực phẩm này sẽ giúp trẻ hạn chế táo bón, khó chịu và làm giảm triệu chứng vặn mình.
Nước chanh và lòng trắng trứng gà
Một mẹo dân gian chữa rướn ở trẻ sơ sinh khác là sử dụng nước cốt chanh trộn với lòng trắng trứng gà. Hỗn hợp này đem lại hiệu quả cao trong việc giảm tình trạng đỏ mặt do vặn mình. Cha mẹ dùng hỗn hợp này thoa lên lưng và người bé trước khi cho con đi ngủ khoảng 2 tiếng và có thể áp dụng khoảng 2 – 3 lần 1 tuần.