Mẹo dân gian chữa căng sữa an toàn

Hiện tượng căng sữa là gì? Mẹo dân gian chữa căng sữa

Hiện tượng chữa căng sữa sau sinh khá phổ biến như con bú sai tư thế, không hút hết sữa sau mỗi cữ bú, thời gian giữa các cữ bú dài hơn…Tình trạng này nghiêm trọng hơn gây tắc tia sữa, đau sốt và nhức mỏi. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau để có cách điều trị nhé.

Nội dung tóm tắt

Hiện tượng căng sữa là gì? Cần phải xử lý như nào?

Hiện tượng căng tức sữa khá phổ biến với sản phụ, thường xảy ra sau sinh từ 2 – 5 ngày. Khi đó sẽ xảy ra hiện tượng phù nề mô tuyến sữa, gây ra tình trạng đau, tức ngực nặng, nhẹ kèm theo cảm giác căng ngực. Các chuyên gia sản phụ cho rằng, hiện tượng này rất bình thường cho quá trình tạo sữa cho bé.

Mẹo dân gian chữa căng sữa an toàn

Mẹo dân gian chữa căng sữa an toàn

Sau sinh, sản phụ hãy xoa nhẹ đầu vú giúp kích thích khả năng tiết sữa, trường hợp vú cương sữa sẽ khiến cho sản phụ đau đớn. Theo đó thì bạn hãy dùng khăn ấm để massage bầu vú. Ngoài ra, có thể dùng lược để chải bầu vú theo hướng từ trên xuống làm thông đường tuyến sữa. Tiếp theo hãy xoa bóp tuyến vú nhẹ nhàng để giảm tình trạng căng sữa hiệu quả.

Sau mỗi cữ cho em bé bú sẽ giúp làm giảm tình trạng sưng tuyến sữa. Theo đó thì các sản phụ có thể dùng khăn lạnh để đắp vào bầu vú và dưới cánh tay. Ngoài ra có thể dùng túi rau lạnh hoặc túi nước lạnh bằng cách cho chúng vào tủ lạnh khoảng 20 phút trước đó. Lấy một lớp khăn mỏng để đắp lên trên tuyến vú khi trời lạnh sẽ giúp làm dịu nơi căng sữa.

Mỗi lần chuẩn bị cho bé bú thì sản phụ lấy khăn ấm đắp lên bầu vú hoặc massage cho ấm lên giúp làm tăng tiết sữa. Bên cạnh đó, có thể xông hơi vùng ngực cho sản phụ hay lấy gạc ấm để đắp lên tuyến vú trước khi cho bé bú.

Trường hợp trẻ bị cương sữa nhiều gây đau nhức sẽ làm mềm tuyến sữa thì có thể lấy dụng cụ để hút sữa. Sau khi cho con bú xong mà vẫn còn hiện tượng căng tức tuyến sữa thì bạn có thể dùng dụng cụ hút sữa khoảng 5 – 10 phút giúp nhanh chóng lấy hết sữa ra. Điều đó sẽ giúp làm mềm bầu sữa hơn, giúp cho trẻ dễ bú hơn và tránh bị tắc tia sữa.

Sau sinh từ 2-5 ngày thì đa số ai cũng xuất hiện cảm giác căng ngực.

Căng sữa khi nào cần gặp bác sĩ?

Trường hợp bị căng ngực bình thường thì sẽ chuyển sang dạng căng sữa nếu bé bú không hết và người mẹ không biết cách làm trống bầu sữa hiệu quả. Trường hợp xuất hiện những biểu hiện như cảm giác căng tức ngực không thuyên giảm. dịch xung quanh tuyến sữa bị tụ lại và bắt đầu bị sưng lên.

Bầu sữa của mẹ cứng dần lên và căng bóng vùng da xung quanh, đau tức và có thể là bị sốt nhẹ. Trường hợp để lâu sẽ làm tắc ống sữa và gây viêm nhiễm tuyến vú cực kỳ nguy hiểm. Theo đó thì sản phụ cần phải được đưa đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị. Theo đó thì cần tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc để ngưng tiết sữa bởi điều đó gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Bầu vú của người mẹ cứng dần lên, căng bóng vùng da xung quanh.

Để tránh hiện tượng căng sữa thì người mẹ nên cho bé bú thường xuyên, cách 3 tiếng thì bú 1 lần. Mỗi ngày cho bé bú 10 – 12 lần, cữ đêm không quá 3 tiếng. Mỗi lần cho bé bú tối thiểu trong vòng 15 phút ở một bên vú trước khi chuyển sang bên kia. Trường hợp bé bú không hết sữa thì hãy vắt bỏ nhắm tránh bị tắc sữa.

Trường hợp để lâu có thể bị tắc ống sữa, gây viêm nhiễm tuyến vú rất nguy hiểm. Trường hợp này cần đưa sản phụ đến cơ sở y tế để được tư vấn và tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi ngưng tiết sữa. Bởi những loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Một số mẹo dân gian chữa căng sữa

Dùng máy hút sữa

Mẹo chữa căng sữa đơn giản nhất đó là sử dụng đến những dụng cụ hút sữa để bỏ lượng sữa thừa đi. Tình trạng này xảy ra khi bị quá nhiều sữa làm căng tức, khó chịu. Nhất là khi bé bú không hết cũng khiến cho ngực bị căng tức và khó chịu hơn do lượng sữa cũ vẫn còn đọng lại gây tắc tuyến sữa. Bởi vậy, các mẹ cần phải dùng đến dụng cụ hút sữa để bỏ sữa thừa đi.

Chữa căng sữa bằng lá bắp cải

Chữa căng sữa bằng lá bắp cải

Trường hợp không có máy hút sữa thì có thể dùng tay để vắt bỏ lượng sữa thừa dù vất vả hơn. Nếu vắt sữa mẹ thì hãy chú ý đến nguyên tắc chỉ hút bỏ sữa khi căng tức ngực và nên hút ở mức độ vừa phải.

Chườm lạnh

Mẹo dân gian chữa căng sữa được nhiều người áp dụng đó là lấy khăn mát để chườm lạnh hai vú giữa các cữ hút sữa hay các cữ bú. Điều đó giúp làm giảm sưng và đau hiệu quả. Cụ thể, bạn hãy lấy khăn sữa của con nhúng vào nước lạnh sau đó áp vào bầu ngực trong vòng 5 phút mỗi lần sẽ làm giảm đau nhanh chóng và hiệu quả.

Đắp lá bắp cải

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng mẹo chữa căng sữa khi cai sữa cho con an toàn bằng cách lấy lá bắp cải để rửa sạch sau đó áp vào hai bên bầu ngực. Với phương pháp tự nhiên này được đánh giá mang lại hiệu quả trong việc làm giảm tình trạng căng tức ngực sau sinh. Với mẹo này vừa tiết kiệm thời gian mà không ảnh hưởng đến nguồn sữa và tự sản xuất sữa của tuyến sữa.

Bạn có thể áp dụng mẹo trị căng sữa này bất cứ khi nào rảnh và sau khi đắp lá bắp cải. Nếu muốn lau sạch ngực trước khi cho bé bú. Để nâng cao hiệu quả thì các mẹ có thể cho lá bắp cải vào trong tủ lạnh trong vòng 20 phút sau đó hãy bỏ ra. Tiếp theo hãy đắp lên ngực bên trong áo lót trong vòng từ 5-10 phút. Các mẹ có thể khoét một lỗ nhỏ giữa lá bắp cải rồi để đầu ti vào trong đó. Tiếp theo hãy mặc áo ngực cho đỡ đau đầu ti. Mỗi ngày thực hiện cách này 3 lần, mỗi lần 20 phút làm giảm bớt tình trạng căng tức ngực do căng sữa.

Trên đây là những mẹo dân gian chữa căng sữa an toàn và hiệu quả. Lời khuyên trên đây không thay thế chỉ định của bác sĩ, các bạn hãy theo dõi trong bài tiếp theo cập nhật thông tin hữu ích nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Rate this post