Chín mé là căn bệnh phổ biến với mọi người, nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ rất nguy hiểm và có nguy cơ bị tàn tật, nguy hiểm hơn có thể bị tử vong. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới bạn đọc cách chữa chín mé theo cách dân gian đơn giản nhất.
Nội dung tóm tắt
Cách chữa chín mé bằng phương pháp dân gian
Chín mé là bệnh gì?
Bệnh chín mé là hiện tượng đầu ngón tay, ngón chân bị các tụ cầu khuẩn vàng gây nên tình trạng sưng và mưng mủ. Bệnh sẽ kéo dài gây cảm giác đau và ngứa rất khó chịu, thường bệnh sẽ rất dễ tái phát nếu không chữa kịp thời và triệt để. Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới nguy cơ tử vong rất cao vì vậy chúng không nên coi nhẹ căn bệnh tưởng là lành tính này.
Xem thêm:
Bệnh chín mé gồm 3 dạng: chín mé nông, chín mé dưới da và chín mé sâu.
Chín mé nông là gì?
Chín mé nông xuất hiện ở lớp da của ngón tay, ngón chân với những trường hợp cụ thể sau:
- Chín mé nông thể sưng: đầu ngón tay sưng, tấy đỏ hoặc sưng nhẹ không mưng mủ nhưng gây đau và nhức.
- Chín mé nông thể phồng: đầu ngón tay, ngón chân bị phồng có mủ tích tụ dưới da tạo ra một nốt phỏng có mủ trắng.
- Chín mé thể nhọt: Đầu ngón tay ngón chân xuất hiện mủ và đau nhức.
- Chín mé quanh móng: Lúc đầu chín mé ở một góc nhỏ của móng sau đó lan dần ra các vùng xung quanh và xuất hiện mủ trắng quanh gốc móng.
- Chín mé dưới móng: Khi móng chân móng tay bị vật nhọn đâm vào thường bị đau nhức sau một thời gian hiện tượng đau nhức nhiều hơn và khi ấn vào móng thấy có mủ trắng.
Chín mé ngón tay dưới da
Chín mé ở đầu ngón tay loại này người bệnh thường xuyên gặp nhất với triệu chứng sưng tấy đỏ, thường không có mủ.
Chín mé ngón tay sâu
- Chín mé thể xương: Chín mé thể xương thường xuất hiện ở phần xương bên trong thường ở đốt thứ 3 của bàn tay. Chín mé thể xương với triệu chứng đốt ngón tay sưng to, phồng lên có màu tím đỏ gây đau nhức và khó chịu, lớp dưới da còn xuất hiện cả mủ mọc xung quanh.
- Chín mé thể khớp với triệu chứng khớp sưng tấy đỏ, gây khó khăn cho hoạt động hằng ngày
Chín mé thể gân gây ảnh hưởng đến phần gân quanh phần bị chín mé đặc biệt là vùng ngón tay, ngón chân làm không thể co duỗi được.
Chữa chín mé bằng kem đánh răng
Cách thực hiện như sau:
- Đảm bảo tay được vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng và nước ấm.
- Bôi một lượng kem đánh răng vừa đủ và phần bị chín mé rồi dùng băng gạc buộc kín, để qua đêm rồi rửa sách lại bằng nước ấm.
- Thực hiện phương pháp này 2-3 lần/ tuần và buổi tối trước khi đi ngủ để bệnh chín mé nhanh chóng khỏi.
Lưu ý, phương pháp chữa băng kem đánh răng này chỉ phù hợp với những người mắc bệnh chín mé ở giai đoạn đầu, với mức độ bệnh nhẹ và không có triệu chứng đau nhức nặng. Với những trường hợp đã có mủ và đau nhức nhiều thì nên tới gặp bác sĩ để thăm khám và chữa trị kịp thời.
Các phương pháp dân gian chữa chín mé khác
- Đắp lá táo giã nhỏ rồi đắp vào vùng bị chín mé.
- Đắp lá trầu không hoặc ngâm chân tay bằng lá trầu không,
- Đắp lá đu đủ
- Đắp khoai sọ, lá khoa sọ rất ngứa khi đắp vào vùng chín mé sẽ nhanh chóng làm khô và xẹp nốt sưng tấy.
- Chữa bệnh chín mé bằng đắp tỏi, tỏi đen (chú ý không dùng cách này khi bệnh đã xuất hiện mủ)
- Ngân nước dấm
- Ngâm nước ấm và muối Epsom
Cách phòng ngừa bệnh chín mé hiệu quả
Để phòng ngừa hiệu quả cũng như trách việc bị chín mé ở đầu ngón tay, ngon chân bạn cần chú ý một số vấn đề như sau: Vệ sinh tay, chân sạch sẽ hằng ngày bằng xà phòng, không nên ngâm tay chân dưới nước quá lâu. Không đi chân trần đặc biệt là vùng đất cát, đồng ruộng. Không cắt móng tay móng chân và sát da. Nếu bạn bị chín mé cần vệ sinh tay sạch sẽ hằng ngày, bôi kháng sinh hoặc sử dụng các phương pháp dân gian để giảm các triệu chứng đau nhức. Nếu tình trạng không thuyên giảm thì đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị đúng cách tránh các biến chứng nguy hiểm.
Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về bệnh chín mé và các phương thuốc dân gian chữa bệnh chín mé. Hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích với bạn đọc.