Nôn trớ là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Hãy áp dụng ngay các mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh dưới đây để cải thiện tình trạng ọc sữa của bé nhé!
Nội dung tóm tắt
Hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều trong những tuần đầu sơ sinh, hiện tượng này sẽ tự thuyên giảm sau 6-24 tiếng không cần điều trị. Nhưng nếu con nôn trớ kèm các dấu hiệu dưới đây cần đến viện kiểm tra:
-Bé đau bụng quằn quại
-Bụng chướng to
-Bé có hiện tượng co giật
-Cơ thể bé có dấu hiện mất nước
-Nôn ra máu hoặc màu xanh
Trẻ bị nôn trớ thường do nguyên nhân: do sinh lý, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện; hoặc do mắc những căn bệnh như tắc ruột, teo ruột, viêm nhiễm đường tiêu hóa,…
Mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh
Trẻ bị nôn trớ sinh lý thường không đáng lo ngại, có nhiều cách để cải thiện mà không cần dùng thuốc. Theo dõi để biết thêm các mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh nha.
Dùng gừng tươi
Gừng tươi là vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc. Gừng có chứa thành phần gingerols và shogaosls tác dụng đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày, giúp giảm nôn trớ ở trẻ.
Cách làm rất đơn giản: Gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ và cắt thành lát mỏng. Bố ngậm từng lát gừng và hà hơi vào vùng cổ, ngực, bụng, rốn của bé. Đồng thời ngậm gừng tươi và hà vào vùng lưng, gáy bé. Thực hiện cách này trong 3 ngày.
Xem thêm: Mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ
Dùng chanh tươi
Quả chanh có vị chua, tính mát, có tác dụng làm giảm nôn trớ ở trẻ em. Chanh cũng kích thích nhu động ruột, tăng sản sinh nước bọt để trẻ dễ tiêu hóa thức ăn, giảm chướng bụng gây nôn trớ.
Cách chế chanh làm giảm nôn trớ: Chanh rửa sạch thái thành từng lát mỏng cho vào cốc và rót vào cốc một chút nước sôi để chất từ chanh tiết ra nước. Phương pháp này giúp an vị dạ dày, giảm tình trạng nôn trớ.
Dùng gạo lức
Gạo lức là món ăn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo sử dụng, là món ăn giàu dinh dưỡng. Gạo lức có tác dụng giảm nôn trớ hiệu quả cho trẻ sơ sinh, bởi thành phần dồi dào chất xơ.
Cách sử dụng gạo lức để giảm nôn trớ: Bạn rang vàng gạo lức, sau đó lấy phần gạo này cho vào nửa cốc nước ấm cùng với nửa cốc sữa, đen đun lửa liu riu, sắc đến khi còn phân nửa nước thì ngừng. Cho bé uống 2-3 lần/ ngày
Dùng lá tre non
Dùng lá tre non là mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh từ lâu đời. Lá tre có vị đắng, tính mát giúp giải nhiệt, hạ sốt, tiêu đơm, giảm nôn trớ. Bạn sử dụng lá tre non khi chúng còn cuộn tròn, phiến lá chưa mở mắt, nên lấy loại tre gai, thân nhỏ.
Cách chế biến: con trai lấy 7 búp, con gái thì lấy 9 búp.
-Bước 1: Cắt nhỏ lá tre cho vào nồi, cho vào nửa bát nước.
-Bước 2: Đun hỗn hợp với lửa nhỏ khi còn khoảng 6 thìa cà phê nước cốt thì ngừng.
-Bước 3: Cho bé uống vài thìa/ lần và 2-3 lần mỗi ngày.
Dùng bạc hà
Trong bạc hà có menthol, một chất kháng khuẩn nên làm giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa gây nôn trớ ở trẻ. Bạn lấy vài giọt tinh dầu lá bạc hà thoa vào bụng bé, kết hợp với massage, thực hiện 2 lần/ ngày sẽ giúp bé giảm trớ, ọc sữa.
Dùng nước vo gạo
Nước vo gạo có tác dụng giảm tính táo, giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt, nên ngăn ngừa và cải thiện nôn trớ ở trẻ. Cách chế biến dễ dàng: Đun sôi một cốc gạo trắng với 2 cốc nước. Sau đó, lấy phần nước cho trẻ uống. Nên sử dụng gạo trắng, nếp hoặc tẻ khi theo phương pháp này.
Đọc thêm: Mẹo dân gian chữa sốt phát ban
Một số cách giúp giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh
Ngoài các mẹo dân gian trên, các bạn cũng có thể áp dụng một số cách giúp giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh bên dưới đây.
-Cho bé bú theo đúng cách, bú đủ lượng sữa: Khi bú nên giữ đầu vú luôn đầy sữa, nếu bé khóc khi đang bú nên ngừng ngay, vì nếu tiếp tục bé có thể nuốt nhiều hơi hơn, dạ dày dễ bị căng dẫn đến trào ngược.
-Không để bé nằm ngày sau khi ăn: Nên bế cao đầu trong 15-20 phút và vỗ lưng cho ợ hơi, rồi mới cho nằm nghiêng bên trái trên gối hơi cao.
-Nới lỏng quần áo khi trẻ vừa bú no: Việc mặc đồ quá kín hay dày quá chật dễ khiến bé nôn trớ do thành bụng và dạ dày bị chèn ép. Hãy nói lỏng mặc thoáng khu vực quanh bụng cho bé.
Bên trên đây là tổng hợp các mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh có thể đem đến hiệu quả nhất định giúp con thấy dễ chịu hơn. Tuy vậy, bạn nên theo dõi chú ý các biểu hiện của trẻ, nếu có bất thường cần đưa đến cơ sở y tế điều trị nha.