Diễn xướng dân gian là gì chắc hẳn còn là thắc mắc của nhiều người. Vậy hãy để bài viết dưới đây giúp bạn giải đáp những thắc mắc này một cách chi tiết nhất để bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích.
Nội dung tóm tắt
Diễn xướng dân gian là gì?
Diễn xướng dân gian là loại hình văn hóa, nghệ thuật gắn liền với cuộc sống người dân được lưu giữ và được biểu diễn qua các phương tiện truyền thông và biểu diễn khác nhau. Diễn xướng là loại hình nghệ thuật dân gian phản ánh tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của người dân trong cuộc sống hằng ngày từ xưa tới nay.
Xem thêm:
Diễn xướng mang những đặc trưng cơ bản, là sản phẩm sáng tạo của nhiều thế hệ là được lưu truyền bằng các hình thức như: nói, kể, ca, vũ, ví, hò, vè, múa, diễn…Trước khi được biểu diễn cho người dân xem các loại hình diễn xướng này đã được sáng tạo và được truyền dạy trực tiếp dưới dạng mô hình sống động.
Các loại hình diễn xướng dân gian Việt Nam
Hát chầu văn
Hát văn, còn gọi là hát hầu đồng đây là hình thức ca múa nhạc dân gian Việt Nam gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng tứ phủ (Đạo Mẫu) đức thánh Trần (Đức Thánh Vương Trần Hưng Đạo). Chầu văn là hình thức sử dụng âm nhạc mang tính tâm linh với các câu hát được chau chuốt nghiêm trang mang ý nghĩa chầu thánh.
Hát chèo
Hát chèo có nguồn gốc từ phía Bắc Việt Nam dọc theo vùng trung du châu thổ sông Hồng.Đây là loại hình sân khấu cổ truyền rất phát triển và giàu tính dân tộc. Chèo phản ánh đầy đủ mọi góc độ của người dân Việt Nam ta với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa thanh đã nghĩa kết hợp với cách ví von hướng đến lạc quan, nhân ái, yêu cuộc sống yên lành, bình dị, nhưng tràn đầy tự hào dân tộc, kiên cường đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc. Hát chèo đã trải qua quá trình lịch sử lâu đời vì vậy các nội dung tư tưởng cũng được thể hiện qua nhiều thể loại như: trữ tình, lãng mạn, anh hùng ca, sử thi, thơ ca giáo huấn,…
Hát cải lương
Cải lương là loại hình ca kịch có nguồn gốc từ Miền Nam Việt Nam, được phát triền và hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và nhạc cổ xưa của đồng bằng sông Cửu Long. Các vở cải lương được trình diễn thường sẽ tái hiện các câu truyện cổ tích thời xưa như: Trảm Trịnh Ân, Vợ Ngũ Vân Thiệu bị tên, Cao Lũng vít thiết xa, Ngưu Cao tảo mộ, Thoại Khanh – Châu Tuấn…Ngày nay các bố cục của các vở cải lương đều được trình diễn theo bố cục của kịch nói.
Hát quan họ
Hát quan họ bắt nguồn từ vùng văn hóa Kinh Bắc xưa đặc biệt là 2 vùng Bắc Giang và Bắc Ninh có dòng sông cầu chảy qua được gọi là dòng sông quan họ. Quan họ là thể loại dân ca phong phú về giai điệu, lời hát mỗi bài quan họ đều có giai điệu và chất riêng. Ngày nay đã có ít nhất 300 bài quan họ được ký âm và được lưu giữ tại sở văn hóa Bắc Giang và Bắc Ninh.
Hát Xẩm
Hát xẩm là loại hình dân ca rất phổ biến ở vùng Trung Du Bắc Bộ, ngày nay hát xẩm đã ngày bị mai một, nhiều thế hệ trẻ ngày nay còn không biết tới hát xẩm là gì? Người nghệ sĩ hát xẩm cuối cùng ở thế kỷ XX chính là nghệ nhân Hà Thị Cầu (1928–2013). Ngày nay hát xẩm đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới cần được bảo vệ khẩn cấp.
Hát xẩm thời xưa là một hình thức mưu sinh của người dân nghèo khổ, những người khiếm thính thường đi hát và ăn xin trên đường, chợ nơi có đông người qua lại. Hát xẩm là lối hát ngẫu hứng người hát có thể bật ra câu hát ngay khi thể hiện bài hát. Bộ nhạc cụ của hát xẩm đơn giản chỉ có đàn nhị, nếu hát nhóm có thể có thêm đàn bầu, trống mảnh và phác.
Trên đây bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc diễn xướng dân gian là gì và các loại hình diễn xướng dân gian Việt Nam. Hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích với bạn đọc.