Ho là một hiện tượng thường gặp ở nhiều người mỗi khi thời tiết chuyển lạnh. Hãy áp dụng những mẹo chữa ho dân gian dưới đây để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả tốt.
Nội dung tóm tắt
Ho là gì?
Ho là triệu chứng của các bệnh đường hô hấp, tiêu hóa hoặc của một số ít bệnh tim mạch. Khi đường hô hấp bị kích thích, phản ứng tự nhiên của cơ thể là sẽ đẩy không khí ra với áp lực mạnh để quét sạch kích thích đó ra khỏi đường hô hấp, đây được gọi là ho.
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây kích ứng phổi, chẳng hạn như:
- Virus: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên cảm lạnh hoặc cúm. Bằng cách ho, bạn sẽ loại bỏ bớt vi rút ra khỏi phổi của mình.
- Chất kích thích: Các tác nhân như thuốc lá, không khí lạnh hoặc nước hoa nặng mùi cũng có thể dẫn đến ho.
- Dị ứng và hen suyễn: Với nguyên nhân này, phổi sẽ cố gắng loại bỏ những chất gây kích ứng cơ thể bằng các cơn ho.
- Các nguyên nhân khác: như viêm phổi, chứng ngưng thở khi ngủ hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng có thể gây ra ho.
Bật mí những mẹo chữa ho dân gian đơn giản
Xem thêm: Chia sẻ những mẹo dân gian trị táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả
Bật mí những mẹo chữa ho dân gian an toàn
Với tình trạng bị ho thông thường, bạn có thể áp dụng một số mẹo chữa ho dân gian vừa an toàn và mang lại hiệu quả tốt.
Chưng quất với đường phèn
Theo đông y, quất có vị chua ngọt, tính mát. Trong quả quất có chứa nhiều tinh dầu, đường, pectin và vitamin, có tác dụng chống viêm, bình suyễn, long đờm giảm ho, kháng virus và kháng khuẩn. Bên cạnh đó, đường phèn có hương vị ngọt, tính bì bổ tỳ và phế. Do đó, dùng quất chưng với đường phèn sẽ giúp bé trừ ho, trừ đờm. Đường phèn ngọt nên bé dễ uống.
Bạn dùng 2 – 3 quả quất còn xanh rửa sạch rồi cắt nhỏ, sau đó cho ít đường phèn vào và đem hấp cách thủy khoảng 15 – 20 phút. Để nguội và dùng 3 lần/ ngày, mỗi lần 1 thìa cà phê.
Quả lê
Theo Đông y, quả lê có tính mát, vị ngọt, với tác dụng nhuận phế, thanh nhiệt, sinh tân dịch, giảm ho, tiêu đờm và tiêu độc. Mẹo chữa ho dân gian này khá đơn giản, bạn hãy lấy khoảng 100gr lê cắt thành miếng nhỏ rồi nấu nhừ. Sau đó lọc bã, cho thêm nước và một chút đường phèn vào nấu nấu sôi. Bạn hãy uống 3 – 4 lần/ ngày, mỗi lần uống 2 – 3 thìa cà phê.
Lá húng chanh
Lá húng chanh có vị cay tính ấm, chứa tinh dầu cavaron có tác dụng trừ đờm, tiêu độc. Do đó, loại cây này được dùng để chữa ho, trị viêm họng và hạ sốt rất tốt.
Với cách này, bạn cần chuẩn bị một ít lá húng chanh rửa sạch và giã dập. Sau đó, cho nước sôi vào khoảng 10ml, để cho ngấm cho tinh dầu ra tiết ra nước rồi gạn lấy nước uống ngày 2 lần.
Ngoài ra, bạn có thể cho húng chanh và quất xay nhuyễn rồi thêm ít đường phèn và cho hấp cách thủy khoảng 20 phút. Khi hỗn hợp này nguội, bạn uống ngày 2 lần và uống liên tục chừng 2 ngày là bé khỏi bệnh.
Bật mí những mẹo chữa ho dân gian đơn giản
Xem thêm: Tìm hiểu những mẹo dân gian khi đón bé về nhà
Trị ho bằng mật ong
Mật ong là nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc trị ho của dân gian. Trong mật ong giàu vitamin E và chất chống oxy hóa nên có khả năng sát trùng, giảm viêm, tiêu đờm, giảm ho cho cả người lớn và trẻ em.
Nếu thường xuyên sử dụng sẽ giúp làm giảm mệt mỏi, tăng khả năng miễn dịch và nhanh phục hồi sức khỏe, đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh lý ở đường hô hấp, tiêu hóa. Các mẹo chữa ho dân gian như sau:
- Cách 1: Pha 1 thìa mật ong với 30ml nước ấm và uống bình thường.
- Cách 2: Ngậm một thìa mật ong trong miệng cho nguyên liệu này tan ra và từ từ nuốt xuống cổ họng. Bạn có thể thực hiện cách này 2 – 3 lần trong ngày để giảm ho có đờm
- Cách 3: Lấy 2 thìa mật ong pha với nước cốt chanh và 100ml nước sôi. Khuấy đều cho hỗn hợp nguội rồi uống khi còn ấm. Mỗi ngày dùng 2 lần sau khi ăn sáng và tối khoảng 1 tiếng.
Lưu ý, bạn không dùng mật ong trị ho cho trẻ em dưới 1 tuổi.
Rau diếp cá và nước vo gạo
Theo Đông y, rau diếp cá có vị chua, tính mát, với tác dụng giải độc, thanh nhiệt, thông tiểu tiện. Loại rau này còn được xem là loại thuốc kháng sinh, giúp hạ sốt và là vị thuốc trị ho cực tốt.
Bạn chuẩn bị một ít rau diếp cá rửa sạch, một bát nước vo gạo thật đặc. Tiếp đó, bạn giã lá rau diếp cá rồi hòa chung với nước vo gạo và hấp cách thủy để uống ngày 2 đến 3 lần cho đến khi hết ho. Lưu ý, bạn nên uống sau khi ăn 60 phút.
Chữa ho với gừng
Gừng có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn tự nhiên và được dùng trong các bài thuốc dân gian trị ho khan, ho có đờm và viêm họng. Uống nước gừng có tác dụng giảm viêm, làm giảm tình trạng ngứa, rát cổ họng và giảm cơn ho hiệu quả.
Cách thực hiện: Gừng rửa sạch, bỏ phần vỏ và cắt thành từng miếng mỏng, sau đó cho vào nước sôi, thêm một ít mật ong và nước cốt chanh. Bạn hãy duy trì uống 1 – 2 lần mỗi ngày đến khi hết ho.
Chữa ho bằng cam nướng
Theo Đông y, quả cam có vị ngọt, chua, tính hơi mát, có tác dụng giải khát, khai vị, chữa ho, dùng khi chán ăn, đầy tức ngực sườn, giải độc và giải rượu. Bên cạnh đó, loại quả này chứa hàm lượng vitamin C khá cao giúp tăng hệ miễn dịch và hỗ trợ cơ thể chống chọi bệnh tật.
Ngoài ra, vỏ cam là bộ phận chứa hàm lượng vitamin C cao nhất cũng như đây là thứ giúp chữa các bệnh liên quan đến phế quản như ho. Cách thực hiện như sau: Làm sạch quả cam với nước muối pha loãng để loại bỏ chất bẩn và diệt khuẩn. Sau đó, nướng cam trên bếp lửa trong thời gian khoảng 10 phút, trở liên tục để cam chín đều. Lột cam ăn trực tiếp hoặc ép lấy phần nước của quả cam uống để chữa ho.
Hy vọng với những mẹo chữa ho dân gian bài viết chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn cắt giảm được những cơn ho hiệu quả.