Tin tức

Tìm hiểu những mẹo dân gian khi đón bé về nhà

Việc có thêm thành viên mới là một sự kiện quan trọng đối với mỗi gia đình người Việt. Dưới đây là những mẹo dân gian khi đón bé về nhà mà ông bà ngày xưa truyền lại đến nay vẫn được nhiều người áp dụng với mong muốn bé khỏe mạnh, ngoan ngoãn.

Nội dung tóm tắt

Tìm hiểu những mẹo dân gian khi đón bé về nhà

Chọn người mát tay để bế con từ viện về nhà

Khi đón trẻ từ viện về nhà, gia đình nên chọn những người mát tay, dễ ăn dễ ngủ, đồng thời có gia cảnh hiện tại sung túc, có học thức càng cao càng tốt… Có thể là bà nội, bà ngoại hay bố hoặc cô, dì của bé để bế bé từ viện về nhà. Điều này để mong muốn tương lai bé cũng sẽ có cuộc sống an nhàn, sung sướng.

Để bé ít quấy khóc và ít bị bệnh vặt

Khi đi đón mẹ và bé từ viện về, người bố nhớ mang theo vài lá trầu cay đưa cho mẹ vào người nhưng không để ai thấy. Trước khi vào nhà, mẹ hãy vò nát lá trầu này trong lòng bàn tay và đưa tay lên mặt hít hơi cay cay này.

Khi mùi cay đã vơi bớt, thoang thoảng nhẹ thì mẹ đưa tay vuốt và xoa vào đầu của bé. Điều này không chỉ khiến mẹ khỏe mà còn giúp con ngoan, ít quấy khóc, ít bị bệnh vặt. Mẹo dân gian khi đón bé về nhà này hiện vẫn được nhiều người áp dụng.

Bởi hơi cay cùng tinh chất có trong lá trầu rất tốt cho mẹ và trẻ sơ sinh. Có tác dụng làm ấm cơ thể, sát trùng, hạn chế vi khuẩn, vi rút gây bệnh tấn công cơ thể còn đang yếu ớt của mẹ và bé. Ngoài ra, nó cũng giúp tuần hoàn máu tốt hơn, mẹ và bé cảm thấy dễ chịu, sảng khoái…

Tìm hiểu những mẹo dân gian khi đón bé về nhà

Xem thêm: Mách chị em những mẹo dân gian trị sa tử cung hiệu quả

Treo tỏi trên đầu giường để bé ngủ ngon

Theo quan niệm dân gian, tỏi và dao có tác dụng xua đuổi tà ma, giúp bé không bị quấy nhiễu. Sau khi bé về đến nhà, tỏi và dao vẫn để ở đầu giường bé nằm để trẻ không bị tà ma quấy rối.

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên may một cái túi dây rút nhỏ và bỏ vào 1 – 2 tép tỏi rồi lấy kim đính vào áo bé. Với hai mẹo nhỏ dùng tỏi này, bé sẽ ngoan hơn, ít quấy khóc, mà lại còn ít bệnh.

Dâu tằm để bé ngủ ít giật mình

Theo quan niệm ngày xưa cho rằng, trẻ nhỏ vía còn non nớt nên dễ bị các thế lực tâm linh trêu trọc nên trẻ thường quấy khóc, giật mình. Do đó, khi đón bé về nhà, bạn nên để sẵn một cành dâu tằm nhỏ trong giường của bé hoặc một vòng dâu tằm đeo tay sẽ giúp xua đuổi tà khí khi bé ngủ.

Cây dâu từ xưa đã được tận dụng để chữa các bệnh như ho, cảm cúm, đau đầu, lưu thông máu kém, phát ban, sưng viêm, đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ… Thêm vào đó, các tinh chất từ cành dâu tươi cũng góp phần cải thiện giấc ngủ cho bé, giúp con phòng ngừa bệnh vặt.

Xông phòng nếu bé bị khóc dạ đề

Nếu bé thường xuyên khóc vào ban đêm mà không rõ lý do hoặc kiểu khóc dạ đề, khi trời sáng tạm thời bế bé sang phòng khác. Còn ở phòng cũ, gia đình hãy chuẩn bị một niêu than hồng rồi cho vài trái bồ kết vào nướng để khói bốc lên khắp phòng.

Xông phòng bằng bồ kết sẽ giúp các luồng khí xấu và hơi ẩm trong phòng mất đi. Hơn nữa, hương bồ kết còn sát khuẩn được, tốt cho việc phòng trừ bệnh đường hô hấp nên cực tốt cho phòng của mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ phải đợi phòng thông thoáng hoàn toàn, không còn khí than và mùi bồ kết thì mới bế bé quay trở lại phòng.

Tìm hiểu những mẹo dân gian khi đón bé về nhà

Xem thêm: Chia sẻ những mẹo dân gian trị táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Mẹo đặt tên cho trẻ sơ sinh để dễ nuôi

Theo quan niệm dân gian, nếu gọi tên thật của bé có thể khiến ma quỷ chú ý. Do đó, người ta thường kiêng gọi tên khai sinh của bé khi ở nhà, đặc biệt là vào ban đêm. Thay vào đó sẽ gọi tên tục hay tên gọi ở nhà và cái tên này phải càng đơn giản càng tốt để không gây sự chú ý của ma quỷ.

Kiêng khen ngợi trẻ

Trẻ sơ sinh vốn đáng yêu khiến ai nhìn cũng muốn ôm ấp và dành lời khen Thế nhưng theo quan niệm dân gian, việc khen ngợi trẻ dễ thương, bụ bẫm sẽ khiến người nhà khó chịu. Vì những lời khen này được coi là lời quở, làm người âm chú ý tới bé và dễ bị ốm đau.

Do đó, để tránh lời khen ảnh hưởng xấu đến trẻ, người ta thường thêm từ ‘trộm vía” trước câu khen để đứa bé vẫn lớn lên mạnh khỏe. Bởi “trộm vía” được giải thích là nhờ vào vía tốt của bà mụ mà cháu mới được xinh xắn, đáng yêu như thế này.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc nắm được mẹo dân gian khi đón bé về nhà để bé khỏe mạnh, ngoan ngoãn.

Rate this post
nguyenphuong

Recent Posts

Góc giải đáp: Ngành Xét nghiệm Y học học trường nào?

Trong những năm gần đây, Xét nghiệm Y học đang dần trở thành ngành nghề…

8 tháng ago

Diễn xướng dân gian là gì? Các loại hình diễn xướng dân gian

Diễn xướng dân gian là gì chắc hẳn còn là thắc mắc của nhiều người.…

12 tháng ago

Cách trị bệnh giời leo dân gian đơn giản tại nhà

Giời leo là căn bệnh khá phổ biến ở mọi lứa tuổi, tuy bệnh không…

12 tháng ago

Cách chữa đau gót chân bằng phương pháp dân gian tại nhà

Đau gót chân là tình trạng phổ biến ở nhiều người, gây mệt mỏi và…

12 tháng ago

Cách chữa chín mé bằng phương pháp dân gian đơn giản

Chín mé là căn bệnh phổ biến với mọi người, nếu không được chữa trị…

12 tháng ago

Cách trị mụn lẹo dân gian bằng chỉ hiệu quả

Cách trị mụn lẹo dân gian bằng chỉ được các cụ từ các cụ xa…

12 tháng ago