Tin tức

Các Loại Ngữ Âm Tiếng Nhật Và Cách Đọc

Không thể phủ nhận hiệu quả mà các chương trình học tiếng Nhật online mang lại. Rất nhiều người nhờ đó đã nắm rất chắc ngữ pháp và biết nhiều từ vựng. Tuy nhiên, vấn đề gặp phải là họ không thể giao tiếp tốt do phát âm không chuẩn. Vậy, chúng ta cùng tìm hiểu các loại ngữ âm tiếng Nhật và cách đọc qua bài viết dưới đây để nâng cao kỹ năng phát âm của mình nhé!

Hôm nay, trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn sẽ cùng các bạn học Cao đẳng ngành ngôn ngữ Nhật tìm hiểu về ngữ âm tiếng Nhật nhé! Hãy cùng xem ngữ âm tiếng Nhật có điểm gì khác biệt nào!

Nội dung tóm tắt

Trọng âm

Trọng âm

Trọng âm trong tiếng Nhật rất quan trọng bởi trong tiếng Nhật có rất nhiều từ đồng âm và được phân biệt thông qua trọng âm khi giao tiếp.

Ví dụ: từ はし – 橋 – hаѕhi mang ý nghĩa là “cây cầu” và đọc là /há sì/ (trọng âm rơi vào âm 2). Trong khi đó từ はし – 箸 – hashi có nghĩa “đôi đũa” thì được đọc là /hà sí/ (nhấn vào âm đầu).

Ngoài ra, cách nhấn trọng âm còn tùy thuộc vào từng vùng miền. Một từ do người Tokyo phát âm có thể sẽ khác với cách người Osaka phát âm. Do đó, để nắm được cách nhấn nhá như người Nhật thì bạn bắt buộc phải quan sát, lắng nghe và luyện tập thật nhiều trong quá trình học tiếng Nhật.

Trường âm

Trường âm là cách phát âm kéo dài một âm tiết và làm cho ý nghĩa của từ khác đi. Người mới bắt đầu học tiếng Nhật thường rất hay gặp phải lỗi này. Sau đầy là một số ví dụ về trường âm để bạn có thể nắm rõ được:

Trường âm

Katakana: trong bảng Katakana, để viết trường âm chúng ta sử dung dấu gạch ngang “-”.

Ví dụ:

  • カード  —–[kaado] —— card
  • テープ  —–[teepu] —— băng casset
  • スーパー — [suupaa] —– siêu thị
  • タクシー — [takushii] — taxi
  • ノート  —–[nooto] —— cuốn tập,cuốn vở

Khuất âm

Chúng ta gọi っ là khuất âm. Khi đọc, っ sẽ ngắt từ ngữ ra thành 2 bộ phận. Khi viết chúng ta sẽ nhận thấy khuất âm được viết nhỏ hơn so với những chữ cái thông thường (っ)

Khi đứng bên cạnh những chữ tiếng Nhật khác, khuất âm thấp hơn và hơi lui về phía bên trái

Ví dụ: きっさてん (kissaten): quán giải khát. Khuất âm thường xuất hiện trong các chữ mà kế tiếp khuất âm đó thuộc các hàng か (ka); さ (sa); た (ta); ぱ (pa).

Quy tắc đọc/ phiên âm các chữ có khuất âm là ta sẽ gấp đôi phụ âm ngay đằng sau khuất âm. Lưu ý, khi phiên âm khuất âm, chỉ gấp đôi phụ âm ngay sau nó mà không phiên âm っ- tsu).

Ví dụ:

  • けこん (kekon) có xuất hiện khuất âm chuyển thành けっこん (kekkon- kết hôn).
  • いぱい: được phiên âm “ipai” nhưng khi chứa khuất âm sẽ được viết là いっぱい: không được phiên âm là “itsupai” mà phải được phiên âm là “ippai” (một chén).
  • はぴょう(hapyo) có xuất hiện khuất âm chuyển thành はっぴょう (happyo- phát biểu).

Ảo âm

Ảo âm

Cũng tương tự như trường hợp chữ [っ] được viết nhỏ, các từ [や], [ゆ], [よ] trong hiragana và các nguyên âm [ア], [イ], [ウ], [エ] và [オ] trong katakana cũng thường được viết nhỏ. Những từ này được thêm vào sau âm khác làm biến đổi cách phát âm của từ đi trước nó nên người ta gọi đây là ảo âm. Chính vì thế, đối với những người mới học tiếng Nhật cần lưu ý ảo âm để không bị phát âm sai.

Ví dụ:

  • パーティ [paati] : tiệc
  • ひゃく [hyaku] : một trăm
  • ソファ [sofa] : ghế sofa

Âm nối

Âm nối trong tiếng Nhật là từ [ん] và thường được đọc như chữ [n] trong tiếng Việt.

Ví dụ :

  • じかん [jikan] : thời gian
  • ばんごう [bangou] : số
  • ごはん [gohan] : bữa ăn

Riêng các trường hợp theo sau [ん] là các âm thuộc dãy [m], [p] và [b] thì lúc này [ん] sẽ được đọc là [m]

Ví dụ :

  • こんばん [komban] : tối nay
  • にほんばし [nihombashi] : cầu Nhật Bản
  •  さんぽ [sampo] : tản bộ

Ngữ điệu trong câu nói của người Nhật

Cũng giống như các ngôn ngữ khác, tùy vào từng loại câu, người Nhật sẽ sử dụng ngữ điệu khác nhau. Chính vì thế, các bạn cần chú ý đến điểm này để phát âm được đúng và không gây hiểu nhầm cho người nghe. Câu khẳng định có ngữ điệu đều từ đầu đến cuối, câu hỏi được lên giọng ở cuối câu còn câu thể hiện sự đồng tình, cảm thán thì sẽ xuống giọng ở cuối câu.

 Trên đây là toàn bộ kiến thức cơ bản về các loại ngữ âm tiếng Nhật và cách đọc. Các bạn hãy dựa vào đó để luyện tập thường xuyên giúp nâng cao kỹ năng phát âm của bản thân nhé! Chúc các bạn thành công!

Rate this post
nguyenlinh

Recent Posts

Góc giải đáp: Ngành Xét nghiệm Y học học trường nào?

Trong những năm gần đây, Xét nghiệm Y học đang dần trở thành ngành nghề…

8 tháng ago

Diễn xướng dân gian là gì? Các loại hình diễn xướng dân gian

Diễn xướng dân gian là gì chắc hẳn còn là thắc mắc của nhiều người.…

12 tháng ago

Cách trị bệnh giời leo dân gian đơn giản tại nhà

Giời leo là căn bệnh khá phổ biến ở mọi lứa tuổi, tuy bệnh không…

12 tháng ago

Cách chữa đau gót chân bằng phương pháp dân gian tại nhà

Đau gót chân là tình trạng phổ biến ở nhiều người, gây mệt mỏi và…

12 tháng ago

Cách chữa chín mé bằng phương pháp dân gian đơn giản

Chín mé là căn bệnh phổ biến với mọi người, nếu không được chữa trị…

12 tháng ago

Cách trị mụn lẹo dân gian bằng chỉ hiệu quả

Cách trị mụn lẹo dân gian bằng chỉ được các cụ từ các cụ xa…

12 tháng ago